GIA ĐÌNH BÌNH AN - XÃ HỘI HẠNH PHÚC

Thứ bảy - 29/10/2022 08:48 1.972 0
Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi duy trì nòi giống, đồng thời còn là nơi lưu giữ, bảo tồn và phát triển bền vững các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống của dân tộc; là cầu nối giữa cá nhân với cộng đồng, là tế bào của xã hội. Gia đình là tổ ấm hạnh phúc mà mỗi con người đều hướng tới. Coi trọng xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội chính là giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình".
(Hình ảnh mang tính chất minh hoạ)
(Hình ảnh mang tính chất minh hoạ)
Ngày 28/01/2022, Bộ Văn hoá Thông tin Du lịch đã ban hành Quyết định số 224/QĐ-BVHTTDL về Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình với tiêu chí ứng xử chung là Tôn trọng, Bình đẳng, Yêu thương, Chia sẻ"
Gia đình là điểm tựa vững chắc, là bến đỗ bình yên không gì thay thế đối với mỗi chúng ta. Thật tuyệt vời khi mỗi người đều may mắn có cho mình một mái ấm đầy yêu thương. Trong cuộc sống, ta không thể tránh khỏi phải đối mặt với khó khăn và thử thách, những lúc ấy điểm tựa tinh thần lớn nhất, không đâu khác chính là nhà - nơi tình yêu thương sẽ giúp chúng ta thêm lạc quan và vượt qua tất cả. Người ta có rất nhiều nơi để đến, nhưng chỉ có một chốn để quay về đó là gia đình./.
Bộ tiêu chí được ban hành với mục đích nhằm xác định và từng bước đưa vào cuộc sống các chuẩn mực giá trị đạo đức, văn hóa con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đồng thời, củng cố ý thức pháp luật, đề cao đạo đức, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước; ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức trong gia đình và xã hội. Qua đó, nâng cao nhận thức về xây dựng, giữ gìn hạnh phúc bền vững của mỗi gia đình, khơi gợi tình yêu thương, chia sẻ trách nhiệm giữa các thành viên trong việc xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh, làm nền tảng xây dựng cộng đồng hạnh phúc, quốc gia phồn thịnh, hạnh phúc.
Theo đó, Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình được áp dụng với mọi gia đình và các thành viên gia đình Việt Nam, gồm 5 tiêu chí như sau:
1. Tiêu chí ứng xử chung trong gia đình là tôn trọng, bình đẳng, yêu thương, chia sẻ: Với nguyên tắc “Tôn trọng”, các thành viên trong gia đình cần đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, phẩm giá, quan điểm, sự lựa chọn và lợi ích của nhau; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau. Với nguyên tắc “Bình đẳng”: Các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Về nguyên tắc “Yêu thương” và “Chia sẻ” các thành viên trong gia đình cần có tình cảm gắn bó, quan tâm chăm sóc nhau, cùng nhau vun đắp tình cảm, chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn.
2. Tiêu chí ứng xử của vợ, chồng là chung thủy, nghĩa tình, trên nguyên tắc vợ chồng cùng nhau xây dựng hôn nhân bền vững, không vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Yêu thương, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ công việc trong gia đình, cùng có trách nhiệm nuôi dạy con, làm việc nhà, đóng góp tài chính gia đình. Tạo điều kiện giúp đỡ nhau lựa chọn nghề nghiệp, học tập, nâng cao trình độ, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Lắng nghe, cùng nhau thảo luận, thống nhất và quyết định những vấn đề chung của gia đình; hòa nhã với nhau.
3. Tiêu chí ứng xử của cha mẹ với con, ông bà với cháu là gương mẫu, yêu thương. Cha mẹ, ông bà làm gương tốt cho con, cháu trong cử chỉ, hành động, lời nói; có tình cảm gắn bó gần gũi với con cháu. Quan tâm, nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy bảo con cháu khi con cháu còn nhỏ; khi con, cháu không có khả năng tự nuôi sống, chăm sóc bản thân. Trao truyền các giá trị truyền thống, kinh nghiệm sống cho con cháu; giáo dục, động viên con cháu thực hiện lối sống văn hóa, ý thức công dân, giữ gìn nền nếp, gia phong.
4. Tiêu chí ứng xử của con với cha mẹ, cháu với ông bà là hiếu thảo, lễ phép. Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình. Học tập, rèn luyện, giữ gìn nền nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính. Thăm hỏi, chăm sóc động viên, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu, gặp khó khăn trong cuộc sống.
5. Tiêu chí ứng xử của anh, chị, em hòa thuận, chia sẻ; tôn trọng, bảo nhau điều hay, lẽ phải; bao dung đối với em, em kính trọng anh chị. Cùng chia sẻ với nhau công việc chung trong gia đình, giúp đỡ nhau khi khó khăn, hoạn nạn.
Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình mang
 giá trị nhân văn sâu sắc, phẩm giá đạo đức và lương tâm con người trong xã hội văn minh. Đúng vậy, bất kể ở nơi nào, trong lòng mỗi người đều có một cố hương. Bất kể phiêu bạt đến đâu, trong tâm của kẻ lãng tử đều có một ngôi nhà mong ước trở về. Trên đời cảnh đẹp vô số, nhưng phong cảnh đẹp nhất lại chính là con đưtrở về nhà. Có câu nói rằng:  “Có một nơi để về, đó là nhà…Có những người để yêu thương, đó là gia đình. Có được cả hai, đó là hạnh phúc”.
                                                                                          Nguyễn Bá Trinh
                                                                      

 

Nguồn tin: Tin Quỳnh Thạch

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Hệ thống thông tin giải quyết TTHC
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Trả lời cử tri
Thăm dò ý kiến

Bạn đang sinh sống và làm việc tại khu vực nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay2,286
  • Tháng hiện tại35,067
  • Tổng lượt truy cập1,093,558
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây