TỔ HỢP TÁC TRỒNG CÂY ĂN QUẢ LAM CẦU

Thứ bảy - 29/10/2022 09:34 182 0
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Quỳnh Thạch khóa XXXII, nhiệm kỳ 2020-2025 và Chương trình công tác hội, phong trào nông dân do Hội nông dân huyện Quỳnh Lưu phát động. Đồng thời tạo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu dùng, hướng tới một nền nông nghiệp sạch, thân thiện và bền vững. Hội Nông dân xã Quỳnh Thạch đã tích cực tham gia các phong trào thi đua, trong đó tập trung tuyên truyền thực hiện tốt các hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhằm nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững cho hội viên nông dân, chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ Hợp tác trồng cây ăn quả Lam Cầu, xã Quỳnh Thạch, phát huy vùng sản xuất có hiệu quả.
Hội Nông dân thăm vườn Ổi của thành viên Tổ Hợp tác
Hội Nông dân thăm vườn Ổi của thành viên Tổ Hợp tác

Tổ Hợp tác trồng cây ăn quả Lam Cầu, xã Quỳnh Thạch, huyện Quỳnh Lưu được thành lập năm 2020. Ngành nghề chính là trồng cây ăn quả. Được sự hỗ trợ của Hội Nông dân và chính quyền xã, Tổ Hợp tác trồng cây ăn quả đã hình thành vùng chuyên canh cây Ổi và một số cây ăn quả khác với diện tích trên 20 ha, hàng năm cung cấp ra thị trường trên 60 tấn quả các loại. Với bản chất chịu khó, dám nghĩ dám làm, nhạy bén trong lao động sản xuất, đoàn kết, đồng lòng, tương thân tương ái các hội viên của Tổ Hợp tác đã tạo được sự liên kết trao đổi kinh nghiêm với nhau, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, tất cả các loại sản phẩm xuất ra được các thương lái thu mua tại chỗ, vì các loại rau quả ngon đậm đà và có hương vị đặc trưng bởi chất đất, thổ nhưỡng rất phù hợp cho cây trái đặc biệt là Ổi, Mít. Táo... sản phẩm được tiêu thụ trong và ngoài tỉnh.

Ông Nguyễn Sỹ Danh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã thăm vườn Ổi làng Tràm của gia đình Tổ Hợp tác trồng cây ăn quả
Hội Nông dân xã đã định hướng cho hội viên tham gia Tổ Hợp tác thực hiện trồng và chăm sóc các loại cây theo tiêu chuẩn sạch, tăng cường sử dụng chất hữu cơ thay cho việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu đảm bảo sản phẩm của Tổ hợp tác theo đúng tiêu chuẩn VietGAP đem lại niềm tin cho người tiêu dùng. Từng bước tạo nguồn thu nhập ổn định cho các hội viên tham gia Tổ Hợp tác.
Dẫu biết rằng sản xuất theo hình thức tập thể và các phương án sản xuất cụ thể là một vấn đề mới, khá bỡ ngỡ đối với những người nông dân. Nhưng được sự tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ của các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên môn và Hội Nông dân xã, bà con nông dân từng bước thay đổi tư duy, cách nghĩ và quen dần với việc hoạt động của Tổ Hợp tác, tạo chuổi liên kết từ sản xuất đến tiêu dùng cũng như trao đổi, hỗ trợ nhau trong việc nâng cao hiệu quả trồng cây ăn quả.
Toàn cảnh khu vực quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp có hiệu quả
Với số vốn góp ban đầu là 8 triệu đồng, đến nay Tổ Hợp tác đã thu húthội viên là những người trồng cây ăn quả thuộc xóm 9, xóm 10 xã Quỳnh Thạch, trong đó hội viên nhiều nhất có trên 3 ha diện tích, người ít nhất khoảng 0,15 ha, đưa tổng diện tích cây ăn quả của Tổ Hợp tác lên trên 20 ha, chủ yếu là Ổi chiếm 80% tiếp đến là Táo, Mít, Thanh Long, Vú Sữa...Trong những năm gần đây, khi đến vụ thu hoạch thương lái đã tìm đến tận vườn để thu mua, nhà nhiều cũng thu từ 150-200 triệu đồng, nhà ít cũng đã có thu khoảng 60-80 triệu/năm. Nhưng làm thế nào để duy trì được đầu ra này, thậm chí giá cả sẽ cao hơn khi diện tích cây ăn quả ngày càng tăng là bài toán mà Tổ Hợp tác luôn trăn trở. Để giải bài toán này cũng như góp phần thực hiện mục tiêu xã nông thôn mới nâng cao vào cuối năm 2022, Hội Nông dân xã cùng với hội viên trong Tổ Hợp tác đang từng bước tham mưu cho cấp ủy, chính quyền xã xây dựng thương hiệu ổi Làng Tràm đặc trưng của vùng đất Lam Cầu, xã Quỳnh Thạch với tiêu chí OCOP (Mỗi xã một sản phẩm), đi liền với quy trình trồng, chăm sóc cây ăn quả theo hướng sạch, chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Muốn xây dựng thành công, hiệu quả, bền vững tiêu chí về tổ chức sản xuất trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, thì công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp phải được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm, hỗ trợ về kỹ thuật và định hướng sản xuất theo nhu cầu thị trường, đảm bảo phù hợp với điều kiện của vùng đất, thổ nhưỡng. Mặt khác, quy trình sản xuất phải được kiểm soát theo đúng kỹ thuật phù hợp với từng đặc tích riêng của từng loại sản phẩm có như vậy mới tạo ra các sản phẩm nông nghiệp sạch, bền vững. Từ đó, thu nhập của người dân mới dần được tăng lên; giá trị kinh tế trên cùng một diện tích canh tác được đảm bảo, hạn chế được tình trạng được mùa thì mất giá. Sự ra đời của Tổ Hợp tác trồng cây ăn quả Lam Cầu còn là kênh phân phối quan trọng giúp các hộ trồng cây ăn quả khai thác hết tiềm năng lợi thế của địa phương làm giàu chính đáng trên mảnh đất Lam Cầu giàu truyền thống là một trong những lực đẩy đưa kinh tế xã hội của xã tiếp tục phát triển bền vững trong thời gian tới./.
Nguyễn Bá Trinh
Chủ tịch Hội Nông dân xã Quỳnh Thạch

Nguồn tin: Hội Nông dân xã Quỳnh Thạch

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Hệ thống thông tin giải quyết TTHC
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Trả lời cử tri
Thăm dò ý kiến

Bạn đang sinh sống và làm việc tại khu vực nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay1,639
  • Tháng hiện tại13,280
  • Tổng lượt truy cập369,186
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây